Năm nay, OPEC+ đã khiến thị trường dầu lửa bất ngờ khi đẩy nhanh việc đảo ngược kế hoạch cắt giảm sản lượng...
Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Năm (12/06), sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó do lo ngại rằng Israel và Iran đang trên bờ vực chiến tranh.
Các hợp đồng dầu thô tương lai vọt hơn 4% vào ngày thứ Tư (11/06), khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran, với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ nghi ngờ về việc hai nước có thể đạt được thoả thuận hạt nhân.
Giá dầu giảm vào ngày thứ Ba (10/06), khi nhà đầu tư theo dõi các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thị trường dầu thô thế giới tiếp tục xu hướng tăng điểm trong ngày 09/06, khi các nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào cuộc đàm phán thương mại then chốt giữa Mỹ và Trung Quốc tại London.
Giá dầu giữ ổn định trong phiên giao dịch châu Á vào hôm thứ Hai khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại London vào cuối ngày, đồng thời sự chú ý cũng hướng về loạt dữ liệu kinh tế Trung Quốc, bao gồm số liệu lạm phát và thương mại.
Giá dầu tăng vào ngày thứ Năm (05/06), phục hồi sau mức giảm trong phiên trước đó, nhờ thông tin rằng Mỹ và Trung Quốc đồng ý tổ chức nhiều cuộc đàm phán thương mại hơn, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chốt phiên giao dịch ngày 4/6, giá dầu quay đầu giảm, trong khi sắt thép, cao su, cà phê và lúa mì... đồng loạt tăng.
Giá dầu tăng vào ngày thứ Ba (03/06), trước những căng thẳng địa chính trị gia tăng khi cuộc chiến ở Ukraine leo thang bất chấp các cuộc đàm phán hoà bình ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran chuẩn bị bác bỏ đề xuất thoả thuận hạt nhân của Mỹ, vốn sẽ là chìa khóa để nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với quốc gia sản xuất dầu lớn này.
Các hợo đồng dầu thô tương lai tăng mạnh vào ngày thứ Hai (02/06), sau khi OPEC+ tăng sản lượng ở mức ổn định, làm giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư rằng nhóm này có thể tăng sản lượng nhanh hơn nữa.