Giới đầu tư quốc tế, từng hoài nghi về “cái kết thời kỳ tăng trưởng vàng Trung Quốc”, nay lại đổ dòng vốn lớn vào lĩnh vực công nghệ của nước này, nhờ niềm tin về khả năng tự chủ công nghệ và tiêu dùng nội địa của họ…

Goldman Sachs, JP Morgan và nhiều quỹ đầu tư quốc tế tăng cường rót vốn vào thị trường Trung Quốc.
Goldman Sachs, JP Morgan và nhiều quỹ đầu tư quốc tế tăng cường rót vốn vào thị trường Trung Quốc.

Mới đây, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã công bố danh sách “10 cổ phiếu Trung Quốc hàng đầu”, một phiên bản “Magnificent Seven” kiểu Trung Quốc – lấy cảm hứng từ nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Mỹ. Trong đó, danh sách bao gồm những cái tên quen thuộc như Tencent, Alibaba, Xiaomi, BYD, Meituan và Hengrui Pharma.

Goldman Sachs đánh giá những doanh nghiệp này đại diện cho con đường quan trọng mà Trung Quốc đang theo đuổi: phát triển công nghệ, nâng cao khả năng tự chủ, mở rộng thị trường ra nước ngoài, thúc đẩy tiêu dùng và cải thiện lợi nhuận cho cổ đông.

Tháng trước, MSCI, tổ chức xây dựng chỉ số thị trường quốc tế, cũng bổ sung 5 cổ phiếu hạng A vào rổ chỉ số Trung Quốc, gồm các công ty trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ sinh học như VeriSilicon, Baili-Pharm và APT Medical.

Bên cạnh Goldman Sachs, nhiều tên tuổi lớn khác như JP Morgan cũng tăng cường rót vốn vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp AI bản địa. Đáng chú ý, trong tháng này, nhiều tổ chức tài chính lớn đã nâng dự báo tăng trưởng cho kinh tế Trung Quốc.

Tính đến ngày 29/5, chỉ số công nghệ Hang Seng (vốn hoá 60 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán Hồng Kông) đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái – vượt xa mức tăng của nhiều chỉ số công nghệ lớn trên thế giới. Trong số 10 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất tại Hồng Kông, có tới 7 cổ phiếu thuộc nhóm Hang Seng Tech, với ba cái tên nổi bật là Tencent, Alibaba và Xiaomi.

Phát biểu tại một diễn đàn ở Thượng Hải, ông Wu Qing, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc, nhấn mạnh: “Công nghệ Trung Quốc đang chuyển từ những bước đột phá đơn lẻ sang phát triển mang tính hệ thống. Nhiều lĩnh vực đang bước vào ‘thời khắc DeepSeek’ – thời điểm mà các doanh nghiệp công nghệ mới có thể vươn ra thế giới ngay từ đầu”.

Tuy nhiên, các tên tuổi như DeepSeek hay Huawei lại không có mặt trong danh sách cổ phiếu do Goldman Sachs lựa chọn. Nguyên nhân đơn giản vì họ chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Dù vậy, bên cạnh các tên tuổi quen thuộc, Trung Quốc còn có hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp đang trỗi dậy mạnh mẽ. Hiện nước này có hơn 400 công ty “kỳ lân” – chiếm gần một phần ba tổng số kỳ lân toàn cầu.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, trong tháng 5, giá trị gia tăng từ ngành sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước – cao hơn 2,8% so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp quy mô lớn.

Đáng chú ý, một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt trội: sản xuất thiết bị in 3D tăng 40%, robot công nghiệp tăng 35,5% và xe năng lượng mới tăng 31,7%.

Theo một báo cáo gần đây của Morgan Stanley, Trung Quốc không chỉ là thị trường tiêu thụ công nghệ lớn nhất thế giới mà còn đang nổi lên như trung tâm đổi mới toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực robot thế hệ mới, nhờ lợi thế về chi phí và tốc độ triển khai.

Ông Zhong Sheng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu công nghiệp của Morgan Stanley, nhận định: “Rõ ràng, mức độ hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc cho các lĩnh vực như AI có thể vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác, qua đó thúc đẩy quá trình đổi mới liên tục và gia tăng vốn đầu tư vào công nghệ”.

Goldman Sachs cũng đưa ra nhận định tương tự, cho rằng những bước tiến không ngừng trong AI và công nghệ đang “viết lại câu chuyện phát triển” của khối doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc – những người hiện đang giữ vai trò tiên phong trong tham vọng “vươn ra toàn cầu” của đất nước tỷ dân.

Theo China Daily, nhu cầu từ thị trường quốc tế đối với các sản phẩm công nghệ ứng dụng AI của Trung Quốc đang tăng mạnh.

Ông Zhang Longjie, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của XREAL, chia sẻ: “Năm ngoái, gần 70% doanh thu của chúng tôi đến từ thị trường nước ngoài, trong đó doanh số bán kính AR tại các thị trường quốc tế đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước”.

Bất chấp bối cảnh toàn cầu còn nhiều bất ổn, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2025 vẫn tăng trưởng đều đặn, với mức tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (tính theo USD), theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

https://vneconomy.vn/hang-loat-quy-lon-quoc-te-do-tien-ve-nganh-cong-nghe-trung-quoc.htm

Finden China
https://www.findenchina.com/
Finden China hiện là công ty chuyên về thẩm tra doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Và Finden China là công ty duy nhất chuyên phục vụ cho khách hàng Việt Nam. Do đó Finden China có lợi thế hơn 2 tập đoàn lớn kể trên về yếu tố chuyên môn hoá và thị trường ngách.
Nhờ vào yếu tố tệp khách hàng và đối tượng nghiên cứu hẹp, Finden China có hiểu biết sâu sắc về thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong. Yếu tố chi phí cũng là lợi thế để các doanh nghiệp Việt Nam tìm đến.
Finden China là một công ty thuộc Letou Research International Limited, một nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thông tin được đăng ký tại Hong Kong và có trụ sở ở Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thẩm định điều tra với phân tích các công ty và cá nhân Trung Quốc. Công ty cam kết giúp khách hàng có được thông tin chính xác, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh.

Các dịch vụ của Finden China:
Thông tin công ty ở Trung quốc, Hồng Kông, Đoài Loan.
Xác minh giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ do được chính quyền cấp tại Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.
Chúng tôi kiểm tra lý lịch đối tác kinh doanh bao gồm thông tin lý lịch cá nhân, lịch sử học vấn, các vấn đề thuế, vay nợ tín dụng, lịch sử phá sản, quyền sở hữu và chức vụ trong các công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma cao.

Thông tin liên hệ:
https://www.findenchina.com/vi/
Email: support@findenchina.com