Nếu một công ty huy động vốn lần cuối vào quý đầu tiên của năm 2022, họ sẽ tìm kiếm nguồn vốn mới vào quý 4 năm 2023. Nhưng ngày nay, việc huy động vốn đầu tư mạo hiểm rất khó khăn…

Theo Business Insider, thị trường IPO đang sôi động nhưng điều đó không phải là tia sáng hy vọng với các startup. Ngược lại, các công ty khởi nghiệp vẫn đang chết dần.

Nhiều startup đang đóng cửa, rao bán, tìm kiếm người mua hoặc cầu xin một nhà đầu tư viết cho họ một tấm séc để có thể cầm cự đến cuối năm.

Một trong những nạn nhân mới nhất – công ty cho vay Captain. Công ty khởi nghiệp này đã tuân theo chiến lược sinh tồn điển hình của một startup đang tuyệt vọng trong năm nay. Đầu tiên là cắt giảm chi phí khi sa thải nhân viên. Sau đó, họ tìm kiếm thêm vốn bằng cách gây quỹ hoặc một số hình thức tài trợ hoặc vay nợ. Và khi chiến lược gây quỹ không thành công, họ đang tìm kiếm người mua. Tuy nhiên, startup vẫn chưa quyết định đóng cửa.

Còn Recur, một công ty khởi nghiệp NFT từng được định giá hơn 300 triệu USD, đã quyết định đóng cửa gần đây. Và một công ty khởi nghiệp Web3 nhỏ về công nghệ giáo dục có tên là 101 cũng đã tuyên bố ngừng hoạt động.

Không cần phải tìm hiểu lý do tại sao lại có rất nhiều công ty khởi nghiệp đang cố gắng tồn tại. Tất cả chúng ta đều biết, ngày nay việc huy động vốn đầu tư mạo hiểm rất khó khăn. Huy động vốn đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ trước năm 2020. Và hiện có hơn 50.000 công ty được hỗ trợ bởi quỹ mạo hiểm ở Mỹ – một con số đã tăng gấp đôi kể từ năm 2016 – có nguy cơ “thiếu vốn cao”, theo báo cáo của PitchBook.

Nhà phân tích Kyle Stanford của PitchBook viết trong một ghi chú gần đây về tình trạng “thừa vốn” của quỹ đầu tư mạo hiểm. “Thị trường vốn đầu tư mạo hiểm của Hoa Kỳ hiện đang hoạt động trong 5 quý liên tiếp với lượng vốn cung cấp cho thị trường ít hơn so với ước tính nhu cầu. Hai quý vừa qua, mức thâm hụt này nghiêm trọng hơn quý có mức vốn vượt mức cao nhất vào năm 2021”.

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã quá dồi dào vào nửa cuối năm 2020 và cả năm 2021. Theo PitchBook, đã có gần 19.000 giao dịch được thực hiện trong năm đó cho đến khi mọi thứ bắt đầu giảm dần vào năm 2022.

Stanford chỉ ra rằng thời gian trung bình giữa các vòng cấp vốn hiện nay là khoảng 1,5 năm – về cơ bản giống như trước thời kỳ bùng nổ đại dịch. Vì vậy, theo giả thuyết, nếu một công ty huy động vốn lần cuối vào quý đầu tiên của năm 2022 (thời kỳ này có rất nhiều công ty tích cực về số lượng giao dịch, dữ liệu của PitchBook cho thấy), nhiều công ty khởi nghiệp sẽ tìm kiếm nguồn vốn mới vào quý 4 năm 2023.

Tình hình của mỗi công ty có một chút khác biệt dựa trên chi phí hoạt động của họ và liệu họ đã nhận được nguồn tài trợ mới hay chưa. Tuy nhiên, trừ khi đó là một công ty khởi nghiệp về AI, còn không, khả năng rất cao là startup đó phải rao bán hoặc đóng cửa.

Nhưng không chỉ có các quỹ đầu tư mạo hiểm mới keo kiệt. Tất cả những công ty chéo muốn tham gia vào hoạt động như Tiger Global, hãng đã thực hiện 335 giao dịch vào năm 2021, theo Crunchbase, và Coatue, đều không thực hiện các loại giao dịch mà họ đã từng làm.

Kỳ lân WeWork - startup từng được định giá 40 tỷ USD - có nguy cơ phá sản
Kỳ lân WeWork – startup từng được định giá 40 tỷ USD – có nguy cơ phá sản

Các công ty khởi nghiệp có thể sẽ kêu gọi sự chú ý của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong những tháng tới khi dòng tiền tiếp tục thu hẹp. Như Tom Loverro của IVP (một quỹ đầu tư đã hỗ trợ hàng loạt các công ty nổi bật bao gồm CrowdStrike, Datadog, Discord, Klarna, Slack, Snap và Twitter)  đã chỉ ra trước đó vào tháng 1: Cuối năm 2023 và 2024, các công ty khởi nghiệp sẽ chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tom Loverro đã đăng trên X (Twitter) dự báo sắp có một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra đối với các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu và giữa. Như Loverro lưu ý, các công ty khởi nghiệp sẽ “chết lặng lẽ và từ từ”. Họ cũng đóng cửa rất nhiều. Đáng nói hơn nữa đây là cách ngành kinh doanh đầu tư mạo hiểm hoạt động. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tài trợ cho vô số công ty khởi nghiệp và họ cho rằng hầu hết sẽ thất bại. Họ chỉ cần một số ít trở thành Meta hoặc Twitter hoặc Snowflake tiếp theo để tạo ra lợi nhuận lớn.

https://vneconomy.vn/khong-goi-duoc-them-von-nhieu-startup-nguy-co-phai-dong-cua.htm